Đầu tư điện mặt trời không cần bỏ vốn

Doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mà không cần bỏ vốn

Theo báo cáo của EVN, tính đến cuối tháng 11 năm 2019, đã có 19.378 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trên toàn quốc, tổng công xuất 318 MW, tập chung tại khu vực phía nam ( 73% tổng số hệ thống).

Điện mặt trời mái nhà là nguồn phân tán, tiêu thụ tại chổ, cần được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, theo sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 được Bộ kế hoạch đầu tư công bố hồi tháng 7, cả nước có hơn 714.000 doanh nghiệp trong đó khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp. Có một điểm chung của các Doanh nghiệp FDI rất đáng ghi nhận là sự cam kết đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững, cụ thể trong đó là cam kết sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm phát thải CO2

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với thực trạng thiếu điện hiển hiện ngay năm 2020 và chắc chắn cho nhiều năm tiếp theo thì sự tiên phong của các Doanh nghiệp FDI trong việc đồng hành với Việt Nam càng thể hiện rõ hơn bao giờ hểt. Cũng chính vì lý do đó trong vài tháng qua nhiều Doanh nghiệp FDI đã liên hệ với CSC để khảo sát lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp lắp đặt trên mái của các doanh nghiệp với những mục tiêu đề ra hết sức thực tế như:

  • Để giảm chi phí tiền điện, bổ sung thêm nguồn điện để khỏi phải tăng cường thêm công suất trạm biến áp
  • Doanh nghiệp đạt tiêu chí sử dụng tiết kiệm năng lượng và đạt tiêu chí sử dụng năng lượng xanh.
  • Ngoài ra như đề cập ở trên doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời thể hiện trách nhiệm với cộng đồng với đất nước mình đang kinh doanh.

Khi hợp tác lắp đặt điện mặt trời của CSC doanh nghiệp sẽ có đến 3 giải pháp tài chánh để lựa chọn:

  • Doanh nghiệp tự bỏ vốn thực hiện
  • Hoặc 30% đối ứng 70% tài trợ từ ngân hàng
  • Hoặc phương án đầu tư thông qua ESCO (Energy Sirvice Company).

Hình thức thứ nhất và thứ ba thường được các doanh nghiệp FDI lựa chọn.

Trong lĩnh vực điện mặt trời thì thường có hai hình thức đầu tư của các Esco là đầu tư điện mặt trời trên trụ sở doanh nghiệp và bán điện sạch lại cho doanh nghiệp với giá rẻ hơn giá doanh nghiệp đang mua của công ty điện lực. Hình thức thứ hai các ESCO sẽ thuê ‘mái nhà’ của Doanh nghiệp để đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời sau đó bán toàn bộ điện mặt trời cho ngành điện và ESCO sẽ trả tiền thuê cho chủ mái nhà từ 5% đến 10%, tùy thời gian hợp đồng là 15 hay 20 năm.

Phương án ESCO đầu tư và bán lại cho doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Thông thường các ESCO lựa chọn các công ty có năng lực EPC và O&M như CSC để đồng hành triển khai các dự án solar rooftop theo hình thức Esco.

Lưu ý: HTML không được dịch!

Bài viết liên quan